Công nghệ Blockchain xuất hiện đã tạo ra những xu hướng mới tại các lĩnh vực như: ngân hàng, tài chính, kế toán kiểm toán, điện tử viễn thông, logistics…Vậy thì Blockchain là gì? Nền tảng này có thể làm được những gì? Mọi thắc mắc của mọi người về Blockchain sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Blockchain là gì?
Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ Blockchain là gì? Blockchain là chuỗi – khối công nghệ cho phép mọi người truyền tải dữ liệu bằng hệ thống mã hóa, tuy có chút phức tạp nhưng lại vô cùng an toàn. Hệ thống mã hóa này tương tự như một cuốn sổ cái kế toán của công ty. Tại nơi này, tiền được giám sát một cách chặt chẽ, ghi lại toàn bộ giao dịch ngang hàng trên mạng.
Mỗi khối block đều chứa các thông tin liên quan đến thời gian khởi tạo, nó cũng được liên kết với những khối trước đó. Đi kèm theo đó là mã thời gian cùng dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được chấp nhận bởi mạng lưới thì sẽ không thể nào thay đổi được. Blockchain cũng được thiết kế nhằm mục đích chống sự thay đổi, gian lận ở dữ liệu.
Blockchain hoạt động như thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà cái tên Blockchain được lựa chọn để sử dụng phổ biến như hiện tại. Nó thường được mô tả gồm một “chuỗi” được tạo nên từ “khối” dữ liệu riêng lẻ. Cứ có dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ thì sẽ có một “khối” mới được tạo và gắn vào “chuỗi”. Những điều này có liên quan tới việc tất cả các nút cập nhật phiên bản blockchain của họ để chúng đều giống hệt nhau.
Có blockchain công khai và blockchain riêng tư. Trong blockchain công khai, bất cứ ai cũng có thể tham gia, nghĩa là có quyền đọc, viết, kiểm tra dữ liệu trên blockchain. Các giao dịch được đăng nhập trong blockchain công khai sẽ rất khó thay đổi được. Lý do bởi vì không có một cơ quan quyền lực nào kiểm soát các nút của blockchain.
Trái ngược với điều này, blockchain riêng tư sẽ được kiểm soát bởi nhóm, tổ chức. Chỉ có tổ chức, nhóm mới có quyền quyết định việc ai được mời vào hệ thống, sau đó mới tới quyền quay lại, thay đổi chuỗi khối. Quy trình blockchain riêng tư này cũng gần giống với một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ.
Tại sao Blockchain không được đánh giá và không theo dõi được?
Ngoài khái niệm Blockchain là gì, chúng ta cũng cần quan tâm tới lý do khiến cho Blockchain không được đánh giá cũng như không theo dõi được.
Proof Of-Work và Proof-of-Stake
Proof Of-Work có nghĩa là bằng chứng công việc. Cơ chế đồng thuận đã giúp cho thợ đào sử dụng “sức mạnh” từ máy tính rồi giải những bài toán tạo mã hash. Khi đã giải xong mã sẽ được cấp quyền để xác thực giao dịch, tạo ra khối mới trong Blockchain. Đây được xem như cơ chế đồng thuận đầu tiên, nó gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH)…
Còn Proof- of- Stake cũng là cơ chế đồng thuận nhưng nó khác với PoW là không có miner thợ đào. Những người tham gia vào xác thực giao dịch sẽ phải đặt cọc (stake) lượng coin của mình để giành được quyền xác thực giao dịch, tạo khối. Do đó Pos không yêu cầu mọi người đầu tư những máy đào đắt tiền.
Dự án điển hình của Pos gồm: Binance Coin (BNB), Ontology (ONT), Cosmos (ATOM)…
Initial Exchange Offering (IEO)
Hình thức này được thực hiện trên nền tảng của sàn giao dịch điện tử. Nó có nghĩa là chào bán giao dịch hay nói cách khác là huy động vốn. Để tham gia mua IEO mọi người bắt buộc có tài khoản giao dịch và đã được xác thực. Giao dịch giữa người mua và người bán IEO không mất phí.
Cryptocurrency Exchanges
Cryptocurrency exchange có nghĩa là quá trình trao đổi tiền điện tử. Khi một trader đăng ký trên sàn giao dịch và họ tạo lệnh để trao đổi lượng tài sản nhất định, có người tham gia trao đổi khác chấp nhận thì giữa họ sẽ có một bản thỏa thuận trên sàn giao dịch.
Ví tiền điện tử (Wallet)
Ví tiền điện tử (Wallet) là nơi lưu trữ tiền ảo (bao gồm đồng coin & token), nó tương tự như tài khoản ngân hàng vậy. Mọi người sẽ bảo mật ví tiền điện tử bằng cách đặt mật khẩu, xác thực danh tính theo nhiều cách khác nhau để bảo vệ ví. Ngoài chức năng lưu trữ tiền ảo thì nó còn có chức năng giao dịch. Cần nhớ một điều rằng không có ví tiền điện tử thì bitcoin vẫn chưa thuộc về bạn.
Khai thác tiền mã hoá (Mining)
Hoạt động khai thác tiền mã hóa là một trong số yếu tố quan trọng, nó cho phép blockchain Bitcoin hoạt động tương tự như một sổ cái phân tán.
Defi là gì – Tài chính phi tập trung
Defi là dịch vụ tài chính sử dụng tiền điện tử, dịch vụ này được lập trình dựa trên smart contract với mục đích xây dựng sàn giao dịch, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cho vay mà không cần tới các cơ quan quản lý tập trung. Mọi giao dịch đều được ghi lại ở ngay trên một mạng ngang hàng, không cần tới bất cứ cơ quan tập trung nào.
Bài viết trên của chúng tôi đã giải thích rõ khái niệm Binance là gì? Bên cạnh đó còn có các thông tin về Blockchain để các bạn tham khảo trước khi đầu tư. Ngày nay có rất nhiều tập đoàn, công ty lớn lựa chọn xây dựng mạng lưới cho riêng mình bằng Blockchain. Điều này hứa hẹn rằng Blockchain sẽ tạo thành xu hướng trong những năm tiếp theo tại Việt Nam.