Home Kiến Thức Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm & cách giao dịch

Mô hình tam giác (Triangle) là gì? Đặc điểm & cách giao dịch

by admin
luu-y-mo-hinh-tam-giac

Mô hình tam giác (Triangle) là mô hình giá có độ tin cậy cao và thường xuất hiện trên biểu đồ với nhiều biến thể khác nhau. Vậy nên với mỗi biến thể mô hình khác nhau sẽ có đặc điểm nhận dạng và những cách giao dịch khác nhau. Cũng dễ thấy rằng Triangle là mô hình được nhiều trader áp dụng trong các giao dịch forex rất thành công. Trong bài viết sau đây, cùng xuhuongkiemtien tìm hiểu thông tin chi tiết về mô hình tam giác này nhé!

1. Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác (Triangle) là một mô hình kỹ thuật trong phân tích biểu đồ, thường xuất hiện trong giao dịch chứng khoán và thị trường tài chính. Được hình thành bởi hai đường chéo chính (đường chéo trên và đường chéo dưới) và có hình dạng tương tự như một tam giác.

Mô hình tam giác thường xuất hiện trong giai đoạn tăng hoặc giảm giá của một công cụ tài chính, khi giá di chuyển trong một phạm vi ngắn hạn giữa các đường chéo trên và dưới của tam giác. Đường chéo trên có xu hướng đi qua các đỉnh, có vai trò kháng cự còn đường chéo dưới đi qua các đáy chính và là đường hỗ trợ. Khi hai đường chéo tiến gần nhau, tam giác ngày càng thu hẹp và giá cổ phiếu hay tài sản khác được nén trong một phạm vi nhỏ hơn.

Quan sát Triangle bạn sẽ thấy sự mất định hướng tạm thời của thị trường và thấy rõ sự cân bằng giữa lực cung – cầu. Người giao dịch thường mong đợi một đợt bùng nổ giá sau khi tam giác được hình thành, thường là phá vỡ giá cũ cùng khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn. Tùy thuộc vào xu hướng trước đó mà có thể phá vỡ đường chéo trên hoặc đường chéo dưới.

2. Các loại mô hình tam giác

Mô hình tam giác có 3 loại phổ biến là mô hình tam giác cân, mô hình tam giác giảm và mô hình tam giác tăng. Mỗi một mô hình sẽ có những đặc điểm, cách giao dịch và ý nghĩa riêng. 

mo-hinh-tam-giac
3 loại mô hình tam giác phổ biến

2.1 Mô hình tam giác cân

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle Pattern) thể hiện sự cân bằng giữa lực cung – cầu trên thị trường và thường xuất hiện trong giai đoạn tạm ngừng trong xu hướng giá. Bao gồm đường hỗ trợ hướng lên và đường kháng cự dốc xuống, cùng hội tụ tại một điểm về bên phải của mô hình. Tạo với cạnh đáy 2 góc bằng nhau nên được gọi là tam giác cân. Đặc biệt, mỗi cạnh cần 2 điểm tiếp xúc với giá, tạo thành ít nhất 2 đỉnh, 2 đáy. 

Giá di chuyển trong một phạm vi ngắn hạn giữa hai đường chéo này, tạo thành một loạt các đáy cao ngày càng tăng và đỉnh thấp ngày càng giảm, tạo thành một mô hình tam giác có cấu trúc cân đối. Trong mô hình, cả 2 bên mua và bán đều sẵn sàng phản công khi bên kia đẩy giá lên hoặc thấp xuống. Thời kỳ này gọi là giai đoạn  giá di chuyển trong vùng tích luỹ. Bởi vậy các trader cần chờ breakout của tam giác thì giá sẽ di chuyển theo hướng bứt phá. 

2.2 Mô hình tam giác giảm

Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle Pattern) là một mô hình thường xuất hiện trong giai đoạn giảm giá của một công cụ tài chính, cho thấy sự không chắc chắn và áp lực bán trên thị trường.

Mô hình tam giác giảm được hình thành bởi một đường ngang (đường hỗ trợ) và một đường dốc xuống. Đường hỗ trợ là một đường ngang, đại diện cho một mức hỗ trợ ngắn hạn. Đường trendline dốc xuống là một đường xu hướng giảm, đại diện cho áp lực bán và hỗ trợ dài hạn. Hai đường này cũng hội tụ tại một điểm bên phải mô hình với khối lượng giao dịch lớn dần.

Trước thời gian tam giác giảm, thị trường dao động, dự báo phe bán đang chiếm ưu thế và phe mua thì đang dần yếu thế. Các đỉnh sau thì ngày một thấp hơn đỉnh trước càng khẳng định rõ hơn lực bán tăng mạnh, khi lực bán đủ lớn giá sẽ phá vỡ và đâm mạnh xuống. Lúc này các trader nên cân nhắc sử dụng lệnh sell stop để hạn chế rủi ro thua lỗ, cạn kiệt tài khoản.

2.3 Mô hình tam giác tăng

Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle Pattern) khá giống hình tam giác vuông với đường trendline dốc lên và đường kháng cự ngang nằm phía trên. Hai đường này có xu hướng giáo nhau tạo một điểm bên phải mô hình cùng khối lượng giao dịch lớn dần dịch từ trái qua phải. 

Đây là mô hình xuất hiện báo hiệu bên bán đang yếu thế trong khi đó bên mua đang ngày càng mạnh và chiếm vị thế áp đảo. Đáy ngày càng được đẩy cao chứng tỏ người mua ngày càng dồn lực nhằm phá vỡ vùng kháng cự, khiến cho nhiều người đặt lệnh buy stop. Đến thời điểm sức mua đủ mạnh khiến giá đột phá khỏi đường kháng cự và tăng như xu hướng ban đầu thì lệnh chờ sẽ được kích hoạt đồng loạt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng giống nhau, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện lệnh.

3. Cách giao dịch với mô hình tam giác

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những phương pháp giao dịch với từng mẫu hình cụ thể:

Bước 1: Xác định xu hướng phá vỡ 

Thay vì giao dịch ngay sau phá vỡ của tam giác, một số người giao dịch chờ đến khi có xác nhận từ các tín hiệu khác để giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, xác nhận có thể là khối lượng giao dịch tăng đáng kể sau khi phá vỡ hoặc xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI, hoặc Bollinger Bands. 

Bước 2: Nhận diện mô hình tam giác 

Vẽ mô hình tam giác thông qua các công cụ hoặc dùng đường trendline để nối đỉnh và đáy của mô hình lại với nhau. Mỗi đường trendline không được để quá nhiều chỗ trống, cần đi qua ít nhất 2 đỉnh, 2 đáy. 

mo-hinh-tam-giac-1
Nhận diện tốt mô hình tam giác để xác định phương pháp giao dịch

Bước 3: Vào lệnh 

Căn cứ vào từng mô hình tam giác mà tìm điểm chốt lời, vào lệnh, cắt lỗ. Mỗi mẫu hình sẽ có cách giao dịch như sau:

Mô hình tam giác cân 

  • Vào lệnh: Khi mô hình tam giác đã được xác nhận hoàn chỉnh, bạn có thể đặt lệnh mua tại mức giá phía trên đường kháng cự một chút hoặc đặt lệnh bán tại mức giá phía dưới đường hỗ trợ. 
  • Cắt lỗ (stop loss): Để quản lý rủi ro, bạn nên đặt mức stop loss để tự động cắt lỗ khi thị trường di chuyển ngược lại dự đoán của bạn. Với lệnh mua, bạn có thể đặt stop loss ở mức giá thấp nhất gần nhất trên biên đáy của tam giác. Tương tự, đối với lệnh bán, stop loss nên được đặt ở mức giá cao nhất gần nhất trên biên đỉnh.
  • Chốt lời (take profit): Đặt mức take profit tại một điểm mà độ dài từ điểm đó đến điểm breakout bằng với độ dài cạnh đáy của tam giác và cùng hướng với vị trí vào lệnh.

Mô hình tam giác giảm 

  • Vào lệnh: Khi mô hình tam giác giảm đã được xác nhận với việc xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ, đây là thời điểm thích hợp để mở lệnh mua. Bạn có thể đặt lệnh bán bên dưới mức hỗ trợ và đặt lệnh mua phía trên mức kháng cự. 
  • Cắt lỗ: Đối với lệnh buy, đặt stop loss ở mức giá thấp nhất gần nhất trên biên đáy. Lệnh sell thì nên được đặt ở mức giá cao nhất gần nhất trên biên đỉnh.
  • Chốt lời: Đặt tại điểm cách điểm đặt lệnh bằng với chiều cao của tam giác và cùng chiều với xu hướng đặt lệnh

Mô hình tam giác tăng

  • Vào lệnh: Khi giá cổ phiếu xác nhận phá vỡ ngưỡng kháng cự, đây là thời điểm bạn có thể vào một lệnh mua (buy) hoặc một lệnh bán (sell) nếu giá breakout khỏi đường hỗ trợ..
  • top loss (cắt lỗ): Đặt mức stop loss tại đáy gần nhất đối với lệnh mua hoặc tại đỉnh gần nhất đối với lệnh bán. 
  • Take profit (chốt lời): Cũng giống như với xu hướng của mô hình tam giác giảm. 

Đăng ký ngay tài khoản sàn Binance để áp dụng kiến thức từ mô hình tam giác để trade ngay nhé.

4. Một số lưu ý khi sử dụng mô hình tam giác

luu-y-mo-hinh-tam-giac
Lưu ý cơ bản khi sử dụng mô hình tam giác 

Theo kinh nghiệm các trader chia sẻ, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Đừng vội vàng mở giao dịch ngay khi thấy một mô hình tam giác. Hãy đảm bảo rằng có xác nhận từ các yếu tố khác như khối lượng giao dịch, chỉ báo kỹ thuật hoặc xu hướng chung trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
  • Theo dõi cách giá phản ứng sau khi phá vỡ tam giác. Một số mô hình tam giác có thể tạo ra phá vỡ giả hoặc sự phá vỡ ban đầu không ổn định. Quan sát sự biến động giá để đảm bảo tín hiệu giao dịch được xác nhận.
  • Một mô hình tam giác đúng khi thoả mãn điều kiện là hình thành đủ tối thiểu 2 đỉnh và 2 đáy, bởi lúc này giao dịch mô hình tam giác mới phát huy được thế mạnh của mình.
  • Đặt lệnh stop-loss là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Bạn cần xác định một mức stoploss hợp lý dựa trên mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất. 
  • Luôn luôn quản lý rủi ro một cách cẩn thận trong mọi giao dịch. Xác định mức lợi nhuận tiềm năng so với mức rủi ro và đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận hoặc rủi ro hợp lý. 

Trên đây là những thông tin quan trọng của các mô hình tam giác phổ biến mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ để tránh rủi ro. Mong rằng, thông qua bài viết trên bạn sẽ có thêm kiến thức để nhận biết đặc điểm và cách giao dịch của mỗi loại mô hình tam giác riêng biệt.

Related Posts